1. Chung tay để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và lập nghiệp
Năm học 2018-2019, dưới sự phối hợp giữa ba bên là: tổ chức Đoàn –
Hội, Ban giám hiệu nhà trường và doanh nghiệp. Các bên cam kết đồng hành cùng những
sáng kiến, sáng tạo, khởi nghiệp cùng hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và
lập nghiệp ngay từ khi mới trúng tuyển vào học tại nhà trường.
Công tác định kỳ là truyền thông quảng bá các hoạt động khởi
nghiệp trong học sinh, sinh viên của tỉnh Bến Tre và trong nhà trường, mở các lớp
đào tạo, hướng dẫn việc triển khai các dự án khởi nghiệp, hoặc gửi học sinh,
sinh viên tham gia các lớp đào tạo để chuẩn bị cho các dự án khởi nghiệp sau
này. Đoàn, Hội của trường thực hiện công tác truyền thông đến từng khối lớp
theo từng quý, năm, trong gặp gỡ đối thoại với lãnh đạo nhà trường. Chính quyền
hỗ trợ về mặt cơ chế, một phần kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện khác.
Doanh nghiệp sẽ đồng hành thông qua sự hỗ trợ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế
và một phần kinh phí hoạt động của các chương trình hỗ trợ.
Trường có một Câu lạc bộ Ươm mầm khởi nghiệp do đồng chí Phan Văn Mãi định hướng thành lập và hoạt động trong nhà trường. Câu lạc bộ với hơn 35 thành viên nồng cốt và hơn 40 thành viên sinh hoạt theo chủ đề. Chính quyền và doanh nghiệp hỗ trợ Đoàn, Hội trường trong việc kêu gọi kinh phí để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ để giúp cho các đề án khởi nghiệp được thực nghiệm. Trong đó việc xây dựng không gian khởi nghiệp trong nhà trường được chú trọng. Tuy hiện tại chưa có sự tách biệt không gian này nhưng khi có tập huấn, sinh hoạt Câu lạc bộ đều có thể sử dụng các phòng học, phòng họp để có thể tổ chức đào tạo cho thành viên Câu lạc bộ hoạt động. Việc tạo môi trường thân thiện, hỗ trợ, khích lệ học sinh, sinh viên hình thành và mạnh dạn triển khai các dự án khởi nghiệp sẽ góp phần chuyển những ý tưởng ấp ủ trong mỗi người nhanh chống trở thành hiện thực. Đây cũng là giải pháp tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp trong việc đào tạo sinh viên, tăng cơ hội việc làm có chất lượng cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.
2. Chiến lược hỗ trợ trong những năm tiếp theo
Các mũi nhọn mà nhà trường tập trung thực hiện trong thời gian tới
để hỗ trợ học sinh, sinh viên có môi trường tốt hơn nữa trong việc khởi nghiệp
và lập nghiệp như:
– Định hướng đưa tiếng
Nhật giảng dạy chính quy vào từng khối ngành, nhằm tạo động lực, điều kiện thuận
lợi cho học sinh, sinh viên tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản để tìm
nguồn vốn, để học hỏi cách điều hành, quản lý để lập nghiệp sau này.
– Tạo một không gian khởi nghiệp chuyên nghiệp, đa dạng về lĩnh vực khởi nghiệp, không gói gọn trong các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo như hiện nay. – Tích cực gắn kết với doanh nghiệp, tìm kiếm những nhà đầu tư thiên thần để có thể giúp cho hoạt động khởi nghiệp ngay khi còn đang học tại trường của các em được thuận lợi, có điều kiện va chạm sớm, học hỏi sớm những kinh nghiệm. Câu chuyện khởi nghiệp sớm không còn quá xa lạ với nhiều học sinh, sinh viên hiện nay.
Từ những định hướng trên, Đoàn – Hội và toàn thể nhà trường đều mong muốn tạo nên được một hệ sinh thái khởi nghiệp riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện riêng của nhà trường nhằm hỗ trợ tốt cho học sinh, sinh viên nhà trường khởi nghiệp và lập nghiệp trong thời gian tới./.